Bạn đã biết cách phân biệt các loại vải trên trang phục của mình chưa? Việc hiểu biết cơ bản về ưu nhược điểm, ứng dụng của từng loại vải sẽ giúp bạn có được những sự lựa chọn thích hợp nhất cho trang phục của mình. Qua bài viết này, Mattana sé giúp bạn tìm hiểu thêm về những loại vải phổ biến nhất hiện nay trên thị trường.

1. Vải Cotton

Vải Cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín bung ra và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra, mang về tẩy qua sau đó đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo. Sau này khi ngành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất thì Vải Cotton là vải sợi tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học.

ban-da-biet-cach-phan-biet-cac-loai-vai-tren-trang-phuc-cua-minh

Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành may mặc hiện nay vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết, với đặc tính kỹ thuật  thường thoáng mát, khả năng co giãn tốt, thấm hút mồ hôi nhanh, màu sắc đa dạng. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục.

Chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá thành lại cao. Có thể nói rằng chỉ hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải này. Tuy nhiên giá thành cao, vải hơi nhăn và mình vải mềm, sẽ gây chúng ta cảm giác nhìn như bị “chảy”.

Cách phân biêt các loại vải để tìm ra vải 100% Cotton là khi đốt cháy sẽ ra mùi than giống “bấc đèn”, mép vải bị đốt vẫn không bị cong hay co kéo lại.

2. Vải PE (Poliester)

Thành phần 100 % nilon (Poliester). Vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông, tuy nhiên vải có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng, giá thành rẻ nên rất phổ biến.

– Ưu điểm: Bề mặt vải cứng đẹp bắt mắt không bị nhăn nhúm sau khi giặt, giá thành rẻ.

– Khuyết điểm: đây là sợi nhân tạo, không thấm hút được nhiều mồ hôi gây cảm giác nóng nếu như thời tiết oi bức, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông.

3. Một số loại vải pha giữa Cotton và PE

Vải CVC (65% cotton-35% PE)

Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành loại này cũng cao, do độ cotton chiếm đến 65%, dùng cho các sản phẩm cao cấp. Vải này có ưu điểm là mặc vẫn mát, thấm hút mồ hôi và mềm mịn vừa phải, ít bị nhăn nhúm sau khi giặt, giá thành rẻ hơn 100% Cotton. Đương nhiên loại vải này sẽ không mát bằng sợi 100% Cotton. Cách phân biệt là khi đốt cháy sẽ ra mùi than và có cục, mép vải hơi kéo lại nhưng không nhiều.

Vải TC (35% cotton-65% PE)

Thành phần gồm 35 % cotton & 65% PE. Với tỉ lệ pha như vậy ta có cảm giác ngoài độ mềm mại của vải, vẫn còn độ “đứng vải” của PE. Đây là chất liệu trung bình được sử dụng khá phổ biến.

Vải này có ưu điểm là đứng vải nhưng không mát bằng Cotton và CVC, loại vải này khi đốt cháy khá yếu.

cach-phan-biet-cac-loai-vai-1

Phân biệt các loại vải khi đốt

4. Vải Khaki

Đây là loại vải nhẹ, mát, được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng. Ban đầu vải khaki được sử dụng chủ yếu để may quân phục cho quân đội Anh. Ngày nay, vải khaki đã đa dạng hơn với nhiều màu sắc cũng như kiểu dáng. Phần lớn vải khaki vẫn được làm từ sợi bông, một phần nhỏ đã bắt đầu đươc làm từ sợi lanh. Các hóa chất cũng được thêm vào để giúp người mặc không cần ủi trước mà cũng không nhăn. Vải khaki tương đối dễ mặc, phù hợp cả với môi trường công sở chỉn chu lẫn những cuộc vui chơi thoải mái.

cach-phan-biet-cac-loai-vai-1

Những chiếc quần khaki hiện nay đang được các chàng trai rất ưa chuộng

Loại vải này có tính chất chung là bền, mát, ít nhăn, dễ giặt là, cầm màu tốt, hút ẩm tốt và có thể co giãn hoặc không. Vì thế chúng không chỉ được sử dụng để may quần, mà còn may balo, mũ, nón, đồng phục công sở, mà phổ biến nhất là bảo hộ lao động…

CÁC ĐƠN VỊ MAY ĐỒNG PHỤC TẠI MATTANA

Hỗ Trợ Trực Tuyến